menu

Gây tai nạn rồi bỏ trốn có thể bị phạt tiền 18 triệu đồng và phạt tù 15 năm

13:46 - 10/04/2022

Nếu gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn thì sẽ xử phạt như thế nào? Có đi kèm hình phạt bổ sung nào không? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Không ít người sau khi gây tai nạn đã bỏ trốn nhằm rũ bỏ trách nhiệm, để lại những hậu quả khôn lường. Vậy mức xử phạt với hành vi này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn với Tinxe trong bài viết sau.

Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Căn cứ tại Điểm b, Khoản 8, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 đồng nếu người điều khiển ô tô, các loại xe tương tự ô tô gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Ngoài ra, người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô bỏ chạy sau khi gây tai nạn còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 - 7 tháng (Điểm đ, Khoản 11, Điều 5).

Gây tai nạn rồi bỏ trốn là một hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho cộng đồng. Do đó, mức phạt cho hành vi này tương đối cao, nhằm tăng tính răn đe đối người vi phạm.

Ô tô gây tai nạn rồi bỏ trốn sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 5 - 7 tháng.

Ô tô gây tai nạn rồi bỏ trốn sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 5 - 7 tháng (ảnh minh họa)

>>> Xem thêm: Lái xe bằng chân bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất năm 2022?

Đối với người điều khiển xe máy và các loại xe tương tự xe gắn máy

Theo Điểm đ, Khoản 8, Điều 6, Nghị định 100, phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng nếu người điều khiển xe máy, các loại xe tương tự xe gắn máy gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng (Điểm d, Khoản 10, Điều 6).

Xe máy gây tai nạn và bỏ trốn sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX.

Xe máy gây tai nạn và bỏ trốn sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX tối đa 5 tháng.

Gây tai nạn rồi bỏ trốn có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Gây tai nạn rồi bỏ trốn là một hành vi vi phạm mang tính chất nghiêm trọng nên ngoài việc phạt tiền, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo Khoản 2, Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về "Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ", nếu gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn sẽ bị phạt tù từ 3 - 10 năm.

Cũng theo Khoản 3, Điều 260, phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a, Làm chết 3 người trở lên;

b, Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người với tỷ lệ thương tổn cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c, Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d, Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh đó, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Người điều khiển phương tiện gây tai nạn rồi bỏ trốn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người điều khiển phương tiện gây tai nạn rồi bỏ trốn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là những thông tin về mức xử phạt đối với người tham gia giao thông gây tai nạn rồi bỏ trốn. Hy vọng bài viết vừa rồi của chúng tôi đã giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích, nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.

Chúc bạn lái xe an toàn!

Đánh giá: