menu

Lee Iacocca - Cha đẻ của Ford Mustang và vị cứu tinh của Chrysler - qua đời ngày 2/7/2019, hưởng thọ 94 tuổi

Duy Thành 17:51 - 03/07/2019

"Nếu bạn có thể tìm thấy một chiếc xe tốt hơn, hãy mua nó," là câu nói gắn liền với Lee Iacocca trong mắt đại chúng.

Lee Iacocca, giám đốc ô tô Mỹ nổi tiếng thế giới và lừng danh trong vai trò “cha đẻ của Ford Mustang,” đã qua đời vào ngày 2 tháng 7 vừa qua theo giờ địa phương tại căn nhà Bel-Air của ông ấy ở tiểu bang California. Iacocca đã hưởng thọ 94 tuổi. Vị giám đốc ô tô nổi tiếng đã chịu đựng căn bệnh Parkinson trong những năm cuối đời, dựa theo sự chia sẻ của con gái Lia Iacocca Assad, người đã trả lời với các phóng viên.

Lee Iacocca, cha đẻ của Ford Mustang và vị cứu tinh của Chrysler, đã qua đời ngày 2/7/2019, hưởng thọ 94 tuổi 

Lee Iacocca, cha đẻ của Ford Mustang và vị cứu tinh của Chrysler, đã qua đời ngày 2/7/2019, hưởng thọ 94 tuổi 

Iacocca không chỉ là người đi tiên phong trong việc ra mắt mẫu xe cơ bắp Ford Mustang, ông ấy cũng đã dẫn đầu quá trình sản xuất của mẫu Pinto gây tranh cãi. Nhưng hơn thế nữa, ông ấy cũng là người một tay cứu giúp thương hiệu Chrysler khỏi cảnh phá sản trong thập niên 1980’ bằng cách giới thiệu khung gầm cơ sở K-Car phổ biến của công ty. Trong khi nước Mỹ đã biết ông ấy trên nhiều tiền tuyến của ngành ô tô, Iacocca cuối cùng đã trở thành gương mặt của Chrysler trong suốt các chiến dịch quảng cáo TV của nhà sản xuất trong nhiều thập kỷ.

Ông ấy đã trở nên đồng nhất với câu nói trong quảng cáo “If you can find a better car, buy it” (nghĩa: “Nếu bạn có thể tìm thấy một chiếc xe tốt hơn, hãy mua nó”).

Ông Lee Iacocca xuất hiện trong quảng cáo Chrysler LaBaron năm 1982

Ông Iacocca sinh ra ở Allentown, tiểu bang Pensylvania sau khi bố mẹ ông nhập cư vào đất Mỹ từ nước Ý. Sự nghiệp trong ngành ô tô của ông bắt đầu trong năm 1946 trong vai trò một kỹ sư cho hãng Ford. Ông ấy đã nhanh chóng leo lên các bậc thang lãnh đạo của công ty và rồi đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch ở tuổi 36. Từ đó, ông ấy đã thúc đẩy sự ra mắt của mẫu xe cơ bắp biểu tượng Mỹ trong năm 1964. Và với sự ra đời của Ford Mustang, Iacocca đã tình cờ mở ra một thời đại xe thể thao và hiệu suất cao gốc Mỹ mới, mà người ta thường gọi chung là xe cơ bắp.

Lee Iacocca trong một buổi họp báo của Ford tại Detroit, Michigan năm 1970

Lee Iacocca trong một buổi họp báo của Ford tại Detroit, Michigan năm 1970

Ông ấy đã trở thành CEO của Ford trong năm 1970 và dẫn dắt sự phát triển của mẫu Pinto, đánh dấu sự bắt đầu của nỗ lực sản xuất xe cỡ B ở Bắc Mỹ của Ford. Tuy nhiên, mẫu Pinto lại khiến ông mất đi vị thế ở Ford Motor Company sau khi nó gây nên tranh cãi rộng rãi vì nhiều cái chết do lỗi nổ bình xăng bởi vị trí đặt phía sau của nó trong trường hợp bị va chạm phía sau. Sau nhiều cuộc điều tra bởi Quốc hội Mỹ và một số vụ triệu hồi, Henry Ford II đã bước lên vị trí CEO và đá Iacocca khỏi công ty.

Nhưng sự nghiệp của Iacocca trong ngành ô tô Mỹ đã không dừng lại ở đó bởi ông ấy đã trở thành CEO của Chrysler. Tuy nhiên những ngày làm chứng trước Quốc hội của ông ấy vẫn chưa kết thúc bởi Chrysler khi đó đang ở trạng thái sắp chết và Iacocca đã phải thuyết phục cơ quan chính phủ và toàn bộ cử tri Mỹ cung cấp một khoản vay cứu trợ liên bang lên tới 1,5 tỷ USD để cứu vớt Chrysler. Ông ấy đã nắm lấy cơ hội đó và giới thiệu khung gầm cơ sở K-Car cực kỳ phổ biến của công ty và cứu sống nhà sản xuất xe tại Auburn Hills khỏi 2 mét dưới đất.

Kết thúc sự nghiệp ở Ford, ông Iacocca đã trở thành CEO của Chrysler và cứu vớt công ty khỏi bờ vực phá sản vĩnh viễn

Kết thúc sự nghiệp ở Ford, ông Iacocca đã trở thành CEO của Chrysler và cứu vớt công ty khỏi bờ vực phá sản vĩnh viễn

Một số phân tích tài chính miêu tả nỗ lực của Iacocca là việc “cá nhân cứu doanh nghiệp” lớn nhất trong tất cả lịch sử kinh doanh Mỹ. Theo sau quá trình tái kết cấu lại Chrysler, ông ấy đã lèo lái công ty hoàn trả tất cả khoản nợ lên tới gần 1,2 tỷ USD, bao gồm tiền lãi, sớm hơn 7 năm trước thời hạn. Nói một cách khác, Chrysler sẽ không tồn tại ngày nay nếu không nhờ có ông Iacocca.

Ông ấy khét tiếng là một doanh nhân chính trực, nghiêm túc, chăm chỉ, người dám đưa ra những bước đi và hi sinh táo bạo để cứu các công ty mà ông ấy đang đầu quân. Ví dụ, khi cố gắng cứu vớt Chrysler khỏi mồ chôn của nó, các nguồn tin cho biết rằng ông ấy đã giảm lương xuống còn 1 USD/năm.

Di sản và công lao của Lee Iacocca đối với ngành ô tô Mỹ sẽ được khắc ghi mãi mãi trong lịch sử

Di sản và công lao của Lee Iacocca đối với ngành ô tô Mỹ sẽ được khắc ghi mãi mãi trong lịch sử

Trong giữa thập niên 1980’, Iacocca đã được xếp hạng phía sau Tổng thống Ronald Reagan và Giáo hoàng John Paul II trong một cuộc bình chọn dành cho những người đàn ông được tôn trọng nhất trên thế giới bởi Gallup. Ông ấy cũng là người viết nên một trong những cuốn sách tự truyện bán chạy nhất mọi thời đại.

Mặc dù Lee Iacocca không phải là một người đàn ông hoàn hảo không có chút tranh cãi nào, di sản của ông ấy trong ngành công nghiệp ô tô Mỹ sẽ luôn luôn được ghi nhớ bởi mọi thế hệ sau này.

Trong một thông báo chia buồn của Chrysler, giờ đây là một phần của Fiat Chrysler Automobiles, nói rằng Iacocca là một trong những người lãnh đạo vĩ đạo nhất mà họ từng có và có kế hoạch tiếp tục di sản của ông.

Lee đã mang tới cho chúng tôi một tư tưởng mà vẫn thúc đẩy chúng tôi ngày nay – một tư tưởng được đặc trưng hóa bởi sự chăm chỉ, tận tụy và can đảm,” FCA nói. “Di sản của ông ấy là một niềm tin vững vàng và bền lâu trong một tương lai được sống tiếp trong những người đàn ông và phụ nữ ở FCA, những người nỗ lực mỗi ngày để sống đúng với tiêu chuẩn cao mà ông đặt ra.

Duy Thành
Đánh giá: