menu

Đây là chiếc mũ bảo hiểm có tính năng sưởi ấm ra đời cách đây hơn 60 năm

22:48 - 12/01/2020

Thermoscaphe là một phát minh hết sức kỳ lạ và thú vị ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ.

Những năm 50 của thế kỷ trước phải nói là hết sức sống động và phấn khích, chưa kể thập kỷ đó còn tràn ngập một số sản phẩm kỳ cục rất hài hước nhằm giải quyết một số vấn đề phổ biến mà người lái mô tô gặp phải. Và đây là một trong những chiếc mũ bảo hiểm sưởi ấm thực sự điên rồ đã ra đời ở thời đó.

 

Đoạn video trên đến từ một trang thông tin Pháp và chiếc mũ này được giới thiệu dưới tên gọi “Thermoscaphe”, vậy nên chúng ta có thể giả định nó là một sáng tạo gốc Pháp. Cái tên của nó là một phép biến hóa từ cụm “bathyscaphe”, một phương tiện chìm có người lái để thám hiểm những vùng biển sâu mà vẫn còn được sử dụng ngày nay.

Không ai dám chắc rằng người phát minh ra mũ bảo hiểm Thermoscaphe đã thật sự nghiêm túc về nó, cho dù có lẽ là hầu hết những nhà phát minh lập dị thời đó đều tự tin rằng sản phẩm của họ là thiên tài. Tuy nhiên, thiết kế của chiếc mũ bảo hiểm này đúng là có công dụng, bởi cấu trúc sợi acrylic góc nhìn 360 độ, trong suốt của nó mang tới tầm nhìn tuyệt vời.

Hình ảnh lấy ra từ video

Hiển nhiên là không được thiết kế cho tốc độ cao, chiếc mũ bảo hiểm này không có phần dây cài dưới cằm, cho dù nó cũng có phần dây an toàn. Chắc là nó cũng không cần ống kính Pinlock, bởi không gian thở giữa phần cạnh dưới và thân của người đội sẽ thừa đủ thông gió bên trong, qua đó ngăn tình trạng mờ sương.

Đối với thiết bị sưởi ấm của chiếc mũ, nó là một dạng máy nguyên thủy, sử dụng đèn cồn có ngọn lửa làm nóng ống dẫn khí. Không khí bên ngoài được đẩy qua ống dẫn này bằng một cái quạt chạy pin, và sẽ trở nên ấm hơn khi nó bay qua ống kim loại.

Toàn bộ thiết bị sưởi ấm được gắn ở bên trái của chiếc mũ, bổ sung thêm điểm dị dạng của phát minh ra đời cách đây hơn 60 năm. Hi vọng rằng ít nhất phần đèn được thiết kế khéo léo để cồn không dễ dàng chảy ra ngoài khi mũ bị nghiêng. Trong trường hợp va chạm xảy ra, nếu phần đèn cồn bị chảy lên quần áo người lái thì dễ rất nguy hiểm, bởi ai cũng biết cồn dễ bắt lửa thế nào rồi đấy.

Duy Thành

Đánh giá: